1. Quy mô của khách sạn được dựa vào số lượng phòng:
– Khách sạn nhỏ: từ 1 đến 150 Phòng.
– Khách sạn vừa: từ 151 đến 400 Phòng.
– Khách sạn lớn: từ 401 đến 1500 Phòng.
– Khách sạn Mega: trên 1500 Phòng.
2. Thủ tục xin cấp phép xây dựng khách sạn:
Trước khi tiến hành xin cấp phép xây dựng khách sạn chúng ta cần bổ sung một số giấy tờ như sau:
– Đơn xin cấp giấy phép xây dựng khách sạn theo mẫu có xác nhận của UBND phường xã nơi xây dựng khách sạn do chủ đầu tư đứng tên ( 2 bản chính).
– Bản sao giấy chủ quyền nhà đất và kèm theo tờ trích lục trên bản đồ thực địa hoặc sơ đồ ranh giới lô đất.
– Giấy đăng ký kinh doanh( nếu là công trình của doanh nghiệp đứng tên).
– Hồ sơ thiết kế (3 bộ) bao gồm: mặt bằng công trình trên lô đất (tỷ lệ 1/100-1/200), kèm theo sơ đồ vị trí công trình, bản vẽ mặt bằng móng (tỷ lệ 1/100-1/200), chi tiết mặt bằng móng (tỷ lệ 150). Sơ đồ hệ thống thoát nước mưa, nước thải, cấp nước, cấp điện (tỷ lệ 1/100-1/200), ảnh chụp khổ 9cm x 12cm mặt đứng công trình có không gian liền kề trước khi cải tạo, sửa chữa, mở rộng và xây mới công trình.
– Giải pháp gia cố, chống đỡ, khi tháo dỡ công trình cũ và xây dựng Khách sạn mới nhằm bảo đảm an toàn cho những công trình liền kề khác và cam kết chịu trách nhiệm( đối với công trình liền kế)
– Quyết định giao đất của Sở địa chính thành phố( 2 bản sao y)
– Giấy giao đất của Sở địa chính thành phố( 2 bản sao y)
– Bản vẽ thiết kế xây dựng do cơ quan thiết kế có tư cách pháp nhân thiết lập( 2 bản chính và 1 bản sao)
3. Thủ tục gia hạn giấy phép xây dựng và sửa chữa Khách sạn:
– Đơn xin gia hạn giấy phép xây dựng khách sạn, sửa chữa khách sạn theo mẩu(1 bản chính).
– Giấy phép xây dựng, sửa chữa ( 1 bản chính) kèm theo bản vẽ thiết kế ( 1 bản chính).
Lưu ý: Trường hợp gia hạn Giấy phép xây dựng Khách sạn, sửa chữa khách sạn thì thời hạn giấy phép phải còn hiệu lực trong vòng 1 năm kể từ ngày ký. Nếu đã quá hạn 1 năm không gia hạn hoặc đã gia hạn 1 lần thì chủ đầu tư phải lập lại thủ tục xin phép xây dựng theo quy định.
4. Giai đoạn chuẩn bị thi công xây dựng khách sạn:
Trước khi bắt đầu thi công công trình khách sạn thì bạn cần:
– Chuẩn bị thủ tục khởi công: Bạn nên gửi một văn bản đến chính quyền địa phương nhằm thông báo bắt đầu xây dựng công trình. Bạn cũng phải thông báo cho các hộ dân liền kề về quá trình xây dựng nhà. Liên tục treo biển báo cho công trình gồm 4 bảng: Cảnh báo công trình, Biển báo công trình, An toàn lao động và Nội quy công trình.
– Chuẩn bị nguồn lực thi công bao gồm: Tài liệu kĩ thuật thi công như hồ sơ thiết kế, hồ sơ xây dựng. Lực lượng nhân công gồm giám sát, kĩ sư, công nhân. Nguồn cung ứng vật tư xây dựng. Tập kết vật liệu, lán trại cho công nhân, hàng rào che chắn công trình. Nguồn điện, nước phục vụ việc xây dựng.Chuẩn bị mặt bằng thi công xây dựng bao gồm phát quang, làm sạch nền đất. Định vị công trình, xác định cao độ chuẩn.Cần lưu ý rằng công tác chuẩn bị mặt bằng thường không thể hiện trong hồ sơ thiết kế, vì vậy công tác này phải được thoả thuận thống nhất do bên nào thực hiện.
– Thi công phần móng, công trình ngầm
Giai đoạn thi công phần móng rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp và lâu dài đến tuổi thọ cho công trình. Các khâu đào móng gồm: Đào đất hố móng, gia cố nền bằng cọc bê tông cốt thép, thi công xây dựng khung thép móng và bắt đầu đổ bê tông. Đối với các công trình dân dụng như nhà phố thì nhà thầu thường sử dụng móng đơn (móng cọc) hay móng bè (thích hợp cho công trình lớn có tầng hầm). Mỗi phương pháp đào móng đều có ưu và nhược điểm khác nhau, nhà thầu sẽ tùy theo từng công trình mà lựa chọn phương án tối ưu nhất. Tiếp theo sau công việc đào móng là đổ đà kiềng, đà giằng, hố ga, hầm chứa nước và xây bể phốt,…
– Thi công phần thô thân mái
Phần khung của ngôi nhà là nơi chịu lực chính cho mọi công trình, thông thường kết cấu này gồm có 5 thành phần chính là: cột, dầm, tường, sàn và cầu thang. Khi thi công phần thô thân mái cần phải tuân theo các nguyên tắc: đan théo, ghép cốp pha theo đúng yêu cầu trên bản vẽ kết cấu và quy chuẩn xây dựng. Khi bê tông đã đủ tuổi thì mới được rút cốp pha.
– Thi công hoàn thiện công trình
Giai đoạn thi công hoàn thiện công trình sẽ giúp bạn có cái nhìn toàn diện và diện mạo của ngôi nhà và vẻ đẹp kết cấu. Các công việc chính của giai đoạn này là: Trát tường, ốp lát, láng sàn, lắp ráp trần, sơn bả tường, lắp hệ thống điện nước, hệ thống điện thoại, truyền hình cáp và chống sét,…
Khi thi công hoàn thiện công trình cần phải đáp ứng đầy đủ các quy chuẩn. Khi ốp lát cần làm đúng quy định của nhà sản xuất. Viên gạch xây phải thẳng hàng, không xô lệch và mạch gạch đều. Khi thi công lắp đặt hệ thống điện nước và các hệ thông liên lạc thì cần làm đúng như trong bản vẽ kỹ thuật mà không được sai lệch. Hệ thống cấp thoát nước là quan trọng nhất vì nếu làm sai sẽ bị rò rỉ gây mất thẩm mỹ và không an toàn cũng như tốn khá nhiều công sức và chi phí để sửa chữa.
– Thi công nội thất
Sau khi quá trình thi công hoàn thiện kết thúc, tiến hành thi công nội thất bao gồm các công việc lắp đặt các trang thiết bị nội thất, hoàn thiện các cấu trúc trang trí. Một số yêu cầu khi thi công nội thất là: Các thiết bị nội thất cũng như các cấu trúc trang trí phải được lựa chọn và lắp đặt đúng như hồ sơ thiết kế. Cần tiến hành cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác để đạt được hiệu quả thẩm mỹ cao nhất so với thiết kế.
-Bảo hành kĩ thuật
Tùy vào từng loại công trình và đơn vị nhà thầu mà thời gian bảo hành kỹ thuật khác nhau, có thể từ 3 – 5 năm hoặc hơn. Thời gian bảo hành kỹ thuật sẽ được tính khi công trình hoàn thành và bàn giao cho chủ nhà. Nội dung trong bảo hành kỹ thật là các lỗi về kỹ thuật thi công, nhà thầu sẽ không chịu trách nhiệm bảo hành vật tư hoàn thiện.